Những thuật ngữ cần biết khi tìm hiểu về định cư Mỹ

06/03/2024    7.828    4.6/5 trong 21 lượt 
Những thuật ngữ cần biết khi tìm hiểu về định cư Mỹ
Để có thể trở thành Thường trú nhân Mỹ và định cư lâu dài tại đất nước này cùng gia đình và người thân, bạn không nhất thiết phải biết tiếng Anh. Rất nhiều cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Mỹ như một “Vietnam-town” đúng nghĩa, giao tiếp, sinh hoạt như đang ở Việt Nam.
Tuy nhiên, trong quá trình làm hồ sơ định cư, do tất cả các giấy tờ hồ sơ đều phải thông qua chính phủ Mỹ xét duyệt nên sẽ không ít lần bạn và người thân sẽ bắt gặp phải những thuật ngữ tiếng Anh thường xuyên xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong quy trình. 
 
Bài viết này của ImmiGo sẽ giúp “giải mã” một số các thuật ngữ chính yếu nêu trên nhé!

USCIS - Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ

USCIS là viết tắt của từ United States Citizenship & Immigration Services, tức Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ. Đây là cơ quan phụ trách tiếp nhận và xử lý tất cả các hồ sơ xin visa và các vấn đề liên quan đến di trú. (Tìm hiểu thêm về USCIS trong bài viết khác của ImmiGo tại đây)
 

NVC - Trung tâm thị thực quốc gia

Trung tâm này có tên tiếng Anh đầy đủ là National Visa Center - Trung tâm thị thực quốc gia. 
 
Hàng năm, Mỹ cấp một số lượng thị thực nhất định cho người nhập cư, bao gồm tất cả các diện như đầu tư, việc làm, bảo lãnh nhân thân. Trong đó một số diện thị thực đơn cử như bảo lãnh vợ chồng, cha mẹ và con dưới 21 tuổi độc thân không có giới hạn, trong khi những diện visa khác như con riêng, diện đầu tư EB-5 thì có giới hạn và phải chờ đến lượt. 
 
Lúc ấy, hồ sơ đã được chấp thuận bởi USCIS sẽ được NVC giữ lại cho đến khi số thị thực nhập cư trong tình trạng sẵn có (current). NVC sẽ sắp xếp lịch phỏng vấn cho người xin thị thực tại một Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở nước ngoài khi hồ sơ đến lượt xử lý để được cấp visa. Vậy khi nào thì đương đơn biết mình đã đến lượt để được phỏng vấn xin thị thực hay chưa? Câu trả lời là bạn cần theo dõi Visa Bulletin. 

Visa Bulletin - Lịch chiếu khán thị thực

Bộ ngoại giao Hoa Kỳ công bố lịch chiếu khán/xét duyệt thị thực -  Visa Bulletin hàng tháng trên trang web chính thức của họ. Lịch này cho biết hồ sơ xin định cư Mỹ diện nào tới thời điểm được xử lý, hoặc hẹn phỏng vấn, hoặc còn phải chờ bao lâu nữa mới đến lượt. 
 
Dịch vụ tư vấn và lập hồ sơ của ImmiGo sẽ giúp quý khách hàng theo dõi Visa Bulletin để có động thái chuẩn bị kịp thời. 

Priority Date - Ngày ưu tiên

Ngày ưu tiên được tính là ngày bạn nộp chính thức hồ sơ thể hiện ý muốn định cư của mình cho USCIS.
 
Sở Di trú và Nhập tịch chỉ cấp cho bạn ngày ưu tiên khi họ chấp thuận rằng đơn xin định cư của bạn được nộp đúng quy định. Ngày ưu tiên có thể được tham khảo trên Thông báo (form I-797C) mà bạn (hoặc luật sư của bạn) nhận được từ USCIS. 
 
Dựa trên Ngày ưu tiên này và số hồ sơ (receipt number), bạn theo dõi và đối chiếu với lịch chiếu khán để nắm được thời gian xét hồ sơ của bạn. 

Receipt Number - Số biên nhận hồ sơ 

Mỗi hồ sơ định cư nộp thành công cho USCIS sẽ được cấp riêng một dãy số gồm 13 ký tự, đó chính là số biên nhận hồ sơ - Receipt Number. Số biên nhận này có định dạng như sau: 
 
EAC 23 039 10270
 
Ba chữ cái đầu tiên đại diện cho các trung tâm tiếp nhận hồ sơ của USCIS với EAC là Vermont Service Center (tên trước đây là Eastern Adjudication Center), LIN- Nebraska (LIN trong Lincoln, Nebraska), SRC - Texas (trước đây là Southern Regional Center), WAC - California (Western Adjudication Center).
 
23 là năm tài chính tiếp nhận hồ sơ. Ở Mỹ, năm tài chính bắt đầu từ 01/10 và kết thúc vào 30/09 năm tiếp theo. 
 
039 là số ngày làm việc trong năm tài chính. 001 là ngày 01/10 và 039 là ngày thứ 39 tức ngày 08/11. 
 
10270 là số hồ sơ USCIS đã nhận được tính đến thời điểm hồ sơ được nộp. Càng nộp trễ thì số trên càng lớn và ngược lại. 

Case Number/ID - Số định danh hồ sơ

Tương tự như Receipt Number, Case Number/ID sẽ được cấp bởi NVC sau khi hồ sơ được xử lý xong từ USCIS. Số này cũng được lập bởi cụm 03 ký tự Latin và 10 chữ số. Chỉ khác là 03 ký tự lúc này sẽ đại diện cho quốc gia của người nộp đơn, ví dụ HCM cho Việt Nam, hay BNK cho Thái Lan. 
 

Một số thuật ngữ khác cần biết khác

  • DOL - Department of Labour, Bộ Lao động Mỹ.
  • LC - Labour Certificate, giấy chứng nhận lao động hợp pháp
  • DHS - Department of Homeland Security, Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ (USCIS trực thuộc bộ này)
  • DOS - Department of State, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ
  • EAD - Employment Authorization Document, Giấy phép làm việc
  • Number - Alien Registration number, Mã số người nước ngoài, xuất hiện trên nhiều giấy tờ quan trọng như Thẻ Xanh, EAD, form I-797, giấy chứng nhận nhập tịch,…
  • AOS - Adjust of Status, Đơn xin điều chỉnh tình trạng nhập cư. Thường bạn sẽ làm AOS thông qua đơn I-485 để xin định cư nếu đang tạm trú tại Mỹ và đủ điều kiện yêu cầu. 
  • LPR - Legal Permanent Residence, Thường trú nhân hợp pháp. Thẻ Xanh cũng được biết đến là thẻ thường trú nhân - PR. 
  • CSPA - Children Status Protection Act, đạo luật bảo vệ tình trạng trẻ em. CSPA được áp dụng cho các hồ sơ bảo lãnh con độc thân dưới 21 tuổi (diện bảo lãnh gia đình, EB-5,…). Tuổi của trẻ đi cùng sẽ được “khoá” kể từ thời điểm nộp hồ sơ chính thức. 
ImmiGo tự hào là đơn vị tư vấn di trú, định cư, du học và dầu tư Mỹ uy tín, nhiều năm kinh nghiệm, là đối tác bền vững của các luật sư giỏi cùng các Trung tâm vùng thành công. Để biết thêm chi tiết về các thuật ngữ, hoặc cần nơi đồng hành trên hành trình định cư Mỹ, vui lòng để lại thông tin bên dưới, ImmiGo sẽ liên hệ và tư vấn trong thời gian sớm nhất. 
 
 
Để được giải đáp thêm thông tin chi tiết về trường hợp cụ thể của Quý khách hàng, vui lòng liên hệ ImmiGo qua HOTLINE 0393 235 393 hoặc đặt lịch hẹn tư vấn trực tiếp bên dưới.

  Đặt lịch hẹn tư vấn