Đơn bảo lãnh tài chính I-864 và những điều cần biết

28/02/2024    34.094    4.65/5 trong 22 lượt 
Đơn bảo lãnh tài chính I-864 và những điều cần biết
Trong thủ tục làm hồ sơ bảo lãnh định cư gia đình (vợ chồng, hôn phu hôn thê, cha mẹ, con cái…), người làm hồ sơ sẽ phải hoàn thiện đơn I-864 về bảo trợ tài chính. Trong các bài viết trước đây, quy trình về các diện bảo lãnh thân nhân Mỹ ImmiGo đã từng chia sẻ cũng thường xuyên xuất hiện bước hoàn thiện đơn I-864.
Vậy đơn I-864 thực chất là gì? Vì sao lại cần có đơn I-864 trong thủ tục bảo lãnh người thân Mỹ? Hãy cùng ImmiGo tìm hiểu chi tiết nhé!

ĐƠN I-864 LÀ GÌ? CÓ BẮT BUỘC KHÔNG?

Đơn I-864 có tiêu đề đầy đủ là Affidavit of Support Under Section 213A of the INA - Bản khai bảo trợ theo mục 213A của Bộ Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ. 
Khi được bảo lãnh nhập cư và định cư theo diện gia đình, hầu hết các trường hợp bạn đều phải thực hiện biểu mẫu/đơn I-864 để chứng minh rằng bạn có đủ nguồn hỗ trợ tài chính và không phải phụ thuộc vào chính phủ Mỹ. 
Đây được xem như một “bản hợp đồng” giữa người bảo trợ tại Mỹ với chính phủ Mỹ. Khi ký vào đơn I-864, người bảo trợ tài chính phải chứng minh được đồng thời sử dụng nguồn lực tài sản, tài chính tối thiểu ở mức 125% so với tiêu chuẩn FPG liên bang, nhằm đảm bảo duy trì được cuộc sống ổn định cho thân nhân được bảo lãnh tại Mỹ. 
Theo USCIS, những đối tượng nhập cư sau phải hoàn thành đơn I-864 để trờ sở hữu tình trạng thường trú nhân hợp pháp tại Mỹ:
Tất cả họ hàng, nhân thân trong gia đình của Công dân Mỹ (vợ chồng, con độc thân dưới 21 tuổi, cha mẹ)
Tất cả những người nhập cư diện gia đình (con cái của Công dân Mỹ; vợ/chồng và con cái còn độc thân của Thường trú nhân; anh chị em trên 21 tuổi của Công dân Mỹ)
Người định cư diện việc làm ưu tiên.
Như vậy, hầu hết các trường hợp định cư theo diện bảo lãnh nhân thân đều phải hoàn thiện đơn I-864 về bảo trợ tài chính. 
(Trừ những trường hợp đặc biệt như đương đơn tự chủ tài chính; các trường hợp nhập cư liên quan đến chính trị, xã hội, an ninh sẽ làm đơn miễn trừ I-864W)
 

CHI TIẾT VỀ ĐƠN I-864 VÀ HƯỚNG DẪN MỘT SỐ MỤC QUAN TRỌNG

Hình ảnh một phần của đơn I-864
 
Đơn I-864 bao gồm 10 trang A4, với tổng cộng 11 mục dành cho người điền đơn và 01 mục phụ đầu trang dành cho USCIS như sau:
  • Căn cứ điền bản khai bảo trợ
  • Thông tin về người nhập cư chính thức
  • Thông tin về những người nhập cư được bảo trợ tài chính
  • Thông tin về người bảo trợ tài chính
  • Quy mô của hộ gia đình người bảo trợ
  • Công việc và thu nhập của người bảo trợ
  • Tài sản sử dụng để bổ sung nguồn thu nhập (của người bảo trợ)
  • Hợp đồng, tuyên thệ, thông tin hợp đồng, chứng thực và chữ ký của người bảo trợ 
  • Thông tin liên lạc, chứng nhận và chữ ký của thông dịch viên
  • Thông tin liên hệ, tuyên thệ và chữ ký của người lập đơn này nếu không phải người bảo trợ tự lập.

Một số thông tin bổ sung

*Phụ lục (đầu trang) dành riêng cho USCIS điền và xác nhận, phê duyệt kết quả. 
Trong phần phụ lục của USCIS, có một ô dành riêng cho việc phê duyệt ĐẠT hay KHÔNG ĐẠT các yêu cầu theo điều 213A Bộ Luật Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (INA). Song song đó, vì đây là biểu đơn nhằm chứng minh khả năng bảo trợ tài chính, nên các mục liên quan đến thông tin người bảo trợ như lý lịch cá nhân, công việc, thu nhập, tài sản và quy mô gia đình hiện tại là hết sức quan trọng. 
Sau đây là một vài lưu ý quan trọng khi hoàn thành đơn I-864:
  • Mục 5, câu số 6: người bảo trợ phải điền chính xác số người nhập cư đã bảo trợ trước đây và đã trở thành thường trú nhân hợp pháp trong hiện tại. Điều này rất quan trọng bởi nó phản ánh khả năng bảo trợ tiếp theo của bạn. 
  • Mục 6, câu 3 - câu 14: Bạn nên cung cấp thông tin của người đồng bảo trợ có cùng địa chỉ sinh sống với người bảo trợ. Các thành viên đồng ý đồng bảo trợ cũng phải tự điền đơn I-864 cho cá nhân. 
  • Mục 6, câu 15: Cung cấp thu nhập hàng năm tính đến thời điểm hiện tại của bản thân và các thành viên đồng bảo trợ trong gia đình. 
  • Mục 7 (bổ sung): Bạn cũng cần khai thêm các chi tiết về tài sản, số dư tài khoản, lượng tiền mặt hay bất động sản, cổ phiếu… để bổ sung cho khả năng bảo trợ tài chính nếu tổng thu nhập của các nhà bảo trợ (bao gồm người bảo trợ chính và đồng bảo trợ) không đạt mức 125 % FPG theo yêu cầu tương ứng. 
Ngoài ra, một số lưu ý tổng quan mà bạn cần chú tâm như:
  • Họ tên, gia đình của người bảo trợ
  • Địa chỉ liên hệ
  • Số an sinh xã hội của người bảo trợ (Social Security Number)
  • Chữ ký
Các bằng chứng liên quan về thuế, thu nhập, công việc và tài sản cần được chuẩn bị chi tiết. Thông thường các bằng chứng này chỉ nên nộp ở dạng bản sao. USCIS chỉ yêu cầu bản chính nếu cần thiết trong một số trường hợp nhất định. 
Đặc biệt lưu ý chữ ký phải là chữ ký sống, có ghi ngày tháng bằng mực đen. Tất cả các đơn không có chữ ký hoặc chữ ký không hợp lệ đều sẽ bị từ chối và trả về. 

LÀM ĐƠN I-864 CÓ KHÓ KHÔNG? 

Như thông tin đã trình bày, đơn I-864 gần như là một bước không thể thiếu trong quy trình thực hiện hồ sơ bảo lãnh thân nhân định cư Mỹ. Với số lượng các mục là khá nhiều, cũng như các yêu cầu về tiếng Anh đọc hiểu, tính chính xác trong thông tin kê khai đặc biệt là về thuế, thu nhập, có thể nói đơn I-864 không hề đơn giản để hoàn thiện chính xác và hiệu quả. 
Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc xử lý và hỗ trợ các hồ sơ định cư, bảo lãnh Mỹ, ImmiGo tự tin đồng hành và giúp đỡ quý khách hàng trong việc hoàn thiện đơn I-864 một cách nhanh chóng, chỉn chủ và hợp lý nhất. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ luôn hỗ trợ quý khách hàng xuyên suốt quá trình lập hồ sơ bảo lãnh định cư. Toàn bộ quá trình từ khâu tư vấn cho đến lúc nhận được visa sẽ được đội ngũ tư vấn viên, chuyên viên và luật sư của ImmiGo chăm sóc, thực hiện tận tâm, chuyên nghiệp, bảo mật. 
Hãy để lại thông tin bên dưới nếu quý vị có nhu cầu về du học, di trú, định cư hay đầu tư Mỹ. ImmiGo sẽ liên hệ lại và tư vấn trong thời gian nhanh nhất. 
 
Để được giải đáp thêm thông tin chi tiết về trường hợp cụ thể của Quý khách hàng, vui lòng liên hệ ImmiGo qua HOTLINE 0393 235 393 hoặc đặt lịch hẹn tư vấn trực tiếp bên dưới.

  Đặt lịch hẹn tư vấn