LMIA là gì? Những trường hợp không cần xin LMIA

01/05/2024    105    4.65/5 trong 18 lượt 
LMIA là gì? Những trường hợp không cần xin LMIA
Khi xin visa lao động hay còn gọi là giấy phép lao động (Work Permit) Canada, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp thuật ngữ LMIA trong quá trình làm hồ sơ. Đây là một tài liệu quan trọng và xuất hiện hầu hết trong các quy trình tuyển dụng người lao động nước ngoài.
Tuy vậy, không phải lúc nào bạn cũng cần phải có LMIA để hoàn thành hồ sơ xin giấy phép lao động Canada của mình. Hãy cùng ImmiGo tìm hiểu chi tiết LMIA cũng như những trường hợp không cần LMIA.

LMIA là gì?

LMIA tiếng Anh đầy đủ là Labour Market Impact Assessment, nghĩa là Bản đánh giá tác động thị trường lao động. Đây là một loại giấy tờ được Tổ chức Việc làm và phát triển xã hội Canada (ESAD) cung cấp cho nhà tuyển dụng nhằm xác nhận:
  • Nhà tuyển dụng đang có nhu cầu về lao động nước ngoài tạm thời
  • Công việc yêu cầu hiện không có công dân hoặc thường trú nhân Canada đáp ứng được
Đối với từng đối tượng, LMIA có những tác động cụ thể khác nhau như sau:

Vai trò của LMIA với chính phủ Canada:

  • Giúp cân bằng thị trường lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp
  • Phản ánh tình hình và tỷ lệ lao động 
  • Là cơ sở để chính phủ quyết định cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài hay không
  • Là công cụ giúp chính phủ giải quyết được việc thiếu hụt lao động, giảm thiểu thời gian và chi phí đào tạo nguồn nhân lực
  • Bảo vệ và quốc tế hoá thị trường lao động Canada

Vai trò của LMIA với người sử dụng lao động:

  • Chứng nhận doanh nghiệp đủ điều kiện thuê người lao động ngoại quốc. 
  • Giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động, giúp doanh nghiệp tìm kiếm lao động có kỹ năng và trình độ phù hợp
  • Tiết kiệm chi phí tuyển dụng và đào tạo

Vai trò của LMIA với người lao động nước ngoài:

  • Là công cụ hoàn thiện hồ sơ xin giấy phép lao động Canada
  • Giúp người lao động nước ngoài có được môi trường tốt, hưởng được đầy đủ chính sách và ưu đãi từ thị trường lao động 
  • Mở ra cơ hội định cư cho người lao động và gia đình
Một bản LMIA thường sẽ có 03 xu hướng:
  • LMIA tích cực: phản ánh tình trạng thiếu hụt nhân lực nội địa trầm trọng, và nguồn lao động nước ngoài là thực sự cần thiết.
  • LMIA tiêu cực: phản ánh tình trạng dư thừa lao động trong ngành, nguồn lao động nội địa có đủ điều kiện đáp ứng và sẽ tạo nên tỷ lệ thất nghiệp cao nếu tuyển dụng thêm nguồn lao động khác
  • LMIA trung lập: việc tuyển dụng của người sử dụng lao động không ảnh hưởng đến thị trường lao động nói chung. 
 
Như vậy, tình huống có lợi nhất đối với người lao động là nhận được việc làm từ nhà tuyển dụng có được LMIA tích cực. Trường hợp LMIA trung lập khiến tỷ lệ duyệt thành công giấy phép lao động bị giảm xuống và hầu như hồ sơ sẽ bị loại nếu LMIA bị đánh giá theo xu hướng tiêu cực. 

Vậy những trường hợp nào không cần xin LMIA?

Đóng vai trò quan trọng trong quy trình tuyển dụng cũng như xét duyệt giấy phép lao động của nguồn lao động nước ngoài, LMIA được yêu cầu ở hầu hết trường hợp xin Work Permit. Tuy nhiên, một số trường hợp nhất định người lao động không nhất thiết phải có LMIA để được phê duyệt giấy phép lao động:
  • Người lao động được miễn trừ theo chính sách công (R01, R02)
  • Miễn trừ theo hiệp định thương mại quốc tế (R204): người lao động tại một số quốc gia như Comlumbia, Chile, Hàn Quốc, Panama… có ký kết hiệp định thương mại quốc tế với Canada sẽ được miễn trừ LMIA; một số ngành nghề theo hiệp định phi thương mại quốc tế của Canada cũng được miễn trừ LMIA như nhân viên chính phủ Hoa Kỳ, hàng không… Chương trình nhập cư theo đề cử tỉnh bang hay chương trình nhập cư Đại Tây Dương (AIP) cũng được miễn trừ LMIA 
  • Thuộc nhóm ngành nghề/công việc mang lại lợi ích lớn lao cho Canada (R205): ví dụ như hàng không, y tế, thể thao, công nghệ thông tin, trao đổi học thuật, tôn giáo hoặc từ thiện…
  • Miễn trừ theo chính sách tị nạn
  • Miễn trừ vì lý do nhân đạo hoặc bất khả kháng từ người lao động
  • Người lao động đang có đơn xin thường trú tại Canada
Ngoài ra các trường hợp người lao động được miễn trừ giấy phép lao động để làm việc hợp pháp tại Canada cũng nghiễm nhiên không cần có LMIA. Một số công việc được miễn trừ giấy phép lao động có thể kể đến như phi hành gia, nghệ sĩ, quân nhân, diễn giả, đơn vị tổ chức hội nghị-sự kiện…
Có thể thấy hiện tại Canada có khá nhiều diện lao động nước ngoài không phải xin LMIA để hoàn thiện hồ sơ xin giấy phép lao động. Mỗi diện được miễn trừ nêu trên cũng sẽ có rất nhiều chi tiết và điều kiện cụ thể được quy định theo luật pháp Canada hiện hành. Để xem xét trường hợp của bản thân có đủ điều kiện được miễn trừ LMIA hay không, người lao động trước khi nộp đơn cần làm việc kỹ với một đơn vị tư vấn định cư , việc làm chuyên nghiệp và uy tín. 

Làm thế nào để có được LMIA?

Nếu như không thuộc vào các diện được miễn trừ, bạn bắt buộc sẽ phải có LMIA để hoàn thiện hồ sơ xin giấy phép lao động tại Canada. Việc xin LMIA thuộc về trách nhiệm của người tuyển dụng, bao gồm các bước:
  • Xác định loại LMIA phù hợp
  • Đăng ký tài khoản nhà tuyển dụng trên trang web của ESDC
  • Chuẩn bị đủ hồ sơ chứng minh nhà tuyển dụng đủ điều kiện: công việc tuyển dụng là hợp pháp; kế hoạch chuyển đổi nhân lực; bằng chứng tuyển dụng như lịch sử tuyển dụng, tình trạng công dân và thường trú nhân Canada đã nộp đơn ứng tuyển; mức lương công bằng
  • Hoàn thành và nộp đơn LMIA
  • Chờ xử lý và nhận kết quả cấp LMIA. 
Một tài liệu LMIA được đánh giá là tích cực sẽ được nhà tuyển dụng gửi đến người lao động một bản sao LMIA đó để có thể hoàn thiện hồ sơ xin Work Permit, nhận quyền nhập cư và làm việc hợp pháp tại Canada. 
ImmiGo hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc xét duyệt các điều kiện miễn trừ LMIA, giấy phép lao động cũng như hỗ trợ quý khách hàng lập hồ sơ xin thị thực phù hợp, tư vấn lộ trình định cư Canada hiệu quả, tiết kiệm. 
Để được giải đáp thêm thông tin chi tiết về trường hợp cụ thể của Quý khách hàng, vui lòng liên hệ ImmiGo qua HOTLINE 0393 235 393 hoặc đặt lịch hẹn tư vấn trực tiếp bên dưới.

  Đặt lịch hẹn tư vấn